B2C là gì? Điểm khác biệt giữa B2B và B2C

Đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh nhất là kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, ắt hẳn đã từng nghe đến và tìm hiểu các thuật ngữ như B2CB2B . Để xây dựng doanh nghiệp của mình một cách bên vững và hiệu quả, cần xác định được mô hình kinh doanh. Hiện nay, khá nhiều mô hình kinh doanh được tạo ra, cách doanh nghiệp và những người khởi nghiệp kinh doanh cần hiểu rõ những đặc điểm, sự khác nhau của mô hình kinh doanh để áp dụng một cách phù hợp, có hiệu quả và mang lại giá trị thiết thực.

Vậy, B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2B khác gì với mô hình kinh doanh B2C. Hãy cùng Chuyenhang365.com tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. B2C là gì?

B2C là một mô hình kinh doanh, sử dụng riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce). B2C là thuật ngữ viết tắt của business-to-consumer, ý chỉ kinh doanh cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân.

Để hiểu rõ về khái niệm B2C, chúng ta cần đặt thuật ngữ này ngang hàng với một khái niệm khác, là B2B (hay business-to-business). Một cách đơn giản, các giao dịch của mô hình B2B là giao dịch giữa đối tượng là các doanh nghiệp với nhau, còn B2C là các giao dịch giữa một bên là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm / dịch vụ, và bên còn lại là người tiêu dùng cuối cùng cho sản phẩm / dịch vụ đó.

b2c b2b

Trong khi B2B cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp để họ nâng cao hoạt động kinh doanh, B2C đánh vào việc làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân.

2. Đặc điểm của mô hình kinh doanh B2C

Có thể thấy, mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất hiện nay và đóng vai trò cốt lõi, quan trọng trong giao dịch, mua bán hàng hóa.

Doanh nghiệp phát triển theo mô hình B2C tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tư vấn người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, tương tác, hỗ trợ khách hàng, nhận phản ánh từ khách hàng.

Doanh nghiệp B2C theo hướng truyền thống có thể kể đến như: cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, gian hàng… Với sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ số, B2C bán hàng trực tuyến qua chợ điện tử, shop online, website hay mạng xã hội…

Mô hình B2C bán tất cả các loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu cá nhân, tiêu dùng hàng ngày, xe cộ, bất động sản, vàng… Người dùng cần gì cho hoạt động sống, sinh hoạt, giải trí? B2C sẽ đáp ứng và cung cấp trực tiếp cho khách hàng cuối cùng.

B2C 1
Mô hình kinh doanh B2C tiếp cận trực tiếp với khách hàng

Các doanh nghiệp phát triển và tạo ra doanh số phụ thuộc và B2C cần phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.

Điều này đảm bảo khách hàng sẽ quay trở lại và lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, cửa hàng thay vì đối thủ. Doanh nghiệp B2C cần đưa ra các chiến dịch marketing, tiếp thị hướng đến cảm xúc và trải nghiệm khi mua hàng của người tiêu dùng. 

3. Phân loại mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh B2C phát triển, là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế, mô hình B2C được chia thành nhiều loại để phân phối hàng trực tiếp đến người tiêu dùng:

  • Người bán hàng trực tiếp – Mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất hiện nay. Người tiêu dùng sẽ trực tiếp mua hàng tại các quầy hàng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ, bách hóa, siêu thị… 
  • Trung gian trực tuyến – Những người không thực sự sở hữu sản phẩm/ hàng hóa mà là đối tượng kết nối giữa người bán và người tiêu dùng.
  • Mô hình B2C dựa trên quảng cáo – Mô hình sử dụng các nội dung miễn phí, cho phép người tiêu dùng truy cập vào 1 trang web. Số lượng khách hàng truy cập vào trang web sử dụng để bán hàng, cung cấp dịch vụ, quảng cáo…
B2C tiep can truc tiep voi khach hang
  • Mô hình B2C dựa trên cộng đồng – Dựa trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, instagram, zalo… để tạo ra một cộng đồng cho phép người bán lẻ, tiếp thị và bán hàng trực tiếp đến khách hàng.
  • Mô hình B2C dựa trên phí – Dựa trên nền tảng trực tuyến website, thu phí khách hàng để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ trên website đó. Một phần được miễn phí nhưng sẽ có hạn chế. Người dùng muốn trải nghiệm dịch vụ cao hơn cần trả phí.

4. Điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh B2C và B2B

Điểm khác biệt chủ yếu và xuyên suốt ở hai mô hình bán hàng B2C và B2B đó chính là : quy trình bán hàng

Tốc độ (Speed):

Thời gian của một giao dịch theo mô hình kinh doanh B2C thường diễn ra nhanh chóng, với quy trình mua hàng không quá phức tạp. Trong khi một giao dịch B2B đòi hỏi doanh nghiệp phải theo đuổi trong một thời gian dài, cần xây dựng và nuôi dưỡng sự tin tưởng và cam kết với khách hàng là các doanh nghiệp.

Chính vì thế, yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp theo mô hình B2C là: Thời gian cho 1 giao dịch cần phải càng nhanh càng tốt.

Tương tự với mô hình B2B, các doanh nghiệp không nhất thiết phải chốt sales trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Điều quan trọng ở đây của một nhân viên bán  hàng B2B là phải chốt được đơn hàng cái đã, vì quy trình giao dịch phức tạp và thông qua nhiều bước trung gian nhỏ.

Người ra quyết định (Decision Makers):

Cho mỗi một giao dịch B2C, người ra quyết định mua hàng chỉ là một đến hai người. Ngược lại, có cả một bộ phận trong doanh nghiệp sẽ quyết định thực hiện mua hàng cho một giao dịch B2B.

Đầu mối kinh doanh (Leads):

Các doanh nghiệp B2C có thể tiếp cận số lượng lớn những nguồn data khách hàng để thu về những giao dịch chất lượng. Với mô hình B2B thì công việc sẽ khó hơn. Thường việc thu thập những đầu mối bán hàng cho mô hình B2B đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng nhất định, có hệ thống mạng lưới xã hội đủ rộng.

Một nghiên cứu của HubSpot đã cho thấy 41% doanh nghiệp B2B và tới 67% doanh nghiệp B2C tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook.

Giá trị thu về trong mỗi giao dịch bán hàng B2C và B2C

Thường giá trị mà doanh nghiệp thu về trong một giao dịch B2C sẽ thấp hơn hẳn giá trị mà họ thu về trong một giao dịch B2B. Tất nhiên, một giao dịch B2B đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn.

Tuy vậy, tính trên tổng thể, tổng giá trị của các giao dịch B2C vẫn lớn hơn tổng giá trị của các giao dịch B2B (bởi lượng khách hàng của mô hình kinh doanh B2C vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số giao dịch bán hàng).

Theo eMarketer, tổng giao dịch thương mại điện tử theo mô hình B2C đã đạt tới con số $15 nghìn tỷ, và vẫn tiếp tục gia tăng. Sự tăng trưởng này tới từ những thị trường tiềm năng và hấp dẫn như Châu Á – Thái Bình Dương.

Số lượng nhà cung cấp và quy trình mua hàng:

Các giao dịch B2C thường diễn ra “thẳng băng” và nhanh chóng. Hàng hóa thì thường hướng tới đối tượng là khách hàng đại chúng, đòi hỏi ít sự cá nhân hóa trên mỗi đơn vị sản phẩm cung cấp ra thị trường. Trong khi đó, khách hàng trong các giao dịch B2B đòi hỏi sản phẩm phải được tính chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp họ.

Chính vì thế, số lượng nhà cung ứng của mô hình B2C chiếm áp đảo trên thị trường thương mại điện tử. Quy trình mua hàng của B2C cũng đơn giản và ít phức tạp hơn B2B.

mo hinh B2C va B2B
Khác biệt ở hai mô hình kinh doanh này chính là quy trình bán hàng

5. Bí kíp dành cho người bán hàng B2C chuyên nghiệp

Mô hình bán hàng B2C là bước cuối cùng trong chu trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là mô hình cốt lõi, tạo nên doanh số của các doanh nghiệp và sự vận hành của nền kinh tế. Làm thế nào để bán hàng theo mô hình B2C chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả?

Nhân viên bán hàng B2C chuyên nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí sau, để nâng cao doanh số bán hàng, tiếp cận khách hàng hiệu quả:

  • Người bán hàng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình bán hàng. Người bán tạo tâm lý thoải mái, tạo cảm xúc tốt với người tiêu dùng sẽ giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định thanh toán.
  • Người bán hàng cần hiểu về sản phẩm/ dịch vụ cung cấp. Đây là bước rất quan trọng tạo nên lòng tin và sự lựa chọn của người dùng khi đang còn băn khoăn.
  • Người bán hàng cần nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả, xác định được insight người tiêu dùng, để tư vấn, kích thích mua hàng. Mỗi người dùng đều có thể là khách hàng tiềm năng, quan trọng là việc khơi gợi nhu cầu mua hàng.

Mô hình bán hàng B2C mang lại lợi nhuận trực tiếp, thúc đẩy thị trường kinh tế, sản xuất phát triển. Bán hàng B2C chuyên nghiệp, hiệu quả là một kỹ năng, tiếp cận khách hàng hiệu quả, kích thích lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.

Hy vọng sau bài viết trên đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là mô hình kinh doanh B2C và áp dụng nó một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, kích thích được lượng người mua hàng, tìm kiếm nhiieeuf khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều giá trị thiết thực.

Sự hài lòng và niềm vui của Quý Khách là động lực phấn đấu của chúng tôi.
Cám ơn Quý Khách đã đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian vừa qua.
Trân Trọng

Quý khách vui lòng liên hệ vào số điện thoại tổng đài để biết thêm chi tiết:
Hotline: 02466721111 (24/7)
Facebook: https://www.facebook.com/chuyenhang365/
Website: https://chuyenhang365.com/
Zalo: https://zalo.me/3998316078610692661

Để biết thêm thông tín chi tiết về các dịch vụ & điều khoản của Chuyenhang365 Quý Khách vui lòng click vào các link dưới đây:

a/ Báo Giá Dịch Vụ
b/ Quy Định & Khiếu Nại
C/Hướng dẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *